TÂM HUYẾT CÓ “GIÁ TRỊ 3.750 USD”

Năm 2012, kỷ niệm 15 năm thành lập Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy.
Chiến dịch tung hệ thống nhận diện “Vinasoy – cho mọi điều tốt đẹp” với Tầm nhìn và Sứ mệnh mới “Tâm huyết, đồng lòng & hợp tác, trong sạch và đạo đức, sáng tạo, tinh thần Việt Nam” là một cột mốc quang trọng trong bước đường phát triển của Vinasoy. 
May mắn trong chiến dịch lần đó, tôi được phân công thực hiện “clip hành trình 15 năm” để kể lại câu chuyện lịch sử Vinasoy qua những mốc thăng trầm để đi đến thành công. 10 năm trước, điện thoại thông minh không phổ biến như bây giờ nên toàn bộ chất liệu để kể chuyện hầu như qua những mẫu chuyện nhỏ “không đầy đủ vì tuổi tác” của chú Tụ, anh Hải, anh Tịnh, anh Quảng và các anh chị đã gắn bó từ buổi đầu. Những tư liệu hình ảnh phải tìm kiếm trong phòng lưu trữ hồ sơ công ty, trong các cuốn sổ bìa giấy dày và những chiếc tủ gỗ hồ sơ có lẽ còn hơn tuổi của tôi. 
Năm 2004, khi tình hình Vinasoy vẫn còn rất khó khăn, lương của mỗi thành viên vẫn nằm trong nhóm thấp nhất công ty QNS, chỉ ở mức vài triệu hàng tháng cho cả cấp lãnh đạo. Nhà máy vẫn “sống được” nhờ được chọn là nhà cung cấp trong dự án Sữa học đường do Bộ Nông Nghiệp và Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ tài trợ cho các trẻ em vùng sâu vùng xa Việt Nam. Khó khăn chồng chất khó khăn, tuy nhiên tinh thần học hỏi vươn lên của cả đội ngũ vẫn không hề bị những thứ “cơm áo gạo tiền” chạy ăn từng bữa ấy làm cho “an phận”. Họ vẫn miệt mài học hỏi, gõ cửa 14 lần các công ty Tư vấn thương hiệu và cuối cùng nhờ cơ duyên họ bắt gặp được quan điểm “sức mạnh thương hiệu” của Richard Moore Associates. Gặp cơ duyên là một việc, nhưng vấn đề đầu tiên là ”tiền đâu” để có thể áp dụng và đặt nền móng cho việc xây dựng thương hiệu thông qua thiết kế logo và bao bì? Trong bối cảnh lợi nhuận của nhà máy sữa chỉ đủ trả lương hàng tháng, cả công ty QNS lúc đó còn chưa biết đến khái niệm về xây dựng thương hiệu và việc xây dựng thương hiệu ở tỉnh nhỏ là chưa từng có. Tôi có thể hình dung ra được phần nào sự trăn trở, thảo luận, sự quyết tâm của ban lãnh đạo lúc ấy làm cách nào để thuyết phục được Tổng giám đốc chấp nhận đầu tư một số tiền lớn cho một công việc mà ngay cả những người theo đuổi cũng chưa dám tin chắc chắn sẽ thành công. Vì họ đều chưa từng được đào tạo chuyên môn về marketing, vì marketing hay xây dựng thương hiệu đều là vấn đề quá mới mẻ với cả Việt Nam lúc bấy giờ nói chi là một tỉnh nghèo ở miền Trung. 
Tôi vẫn luôn tự hỏi vì sao ban lãnh đạo có thể đặt hết mọi thứ vào “canh bạc” này bằng một sự cam kết mà tôi chắc rằng ít có ai có thể làm được nếu không có sự “TÂM HUYẾT”. 
“Thực hiện hợp đồng không thành công thì nhà máy xin chịu trách nhiệm và bồi thường cho Công ty số tiền ứng trước cho đối tác (3.750 USD).” 
3.750 USD tương đương mức 71 triệu đồng thời giá lúc đó, là số tiền khá nhỏ so với những chiến dịch hàng chục tỷ đồng của marketing hiện nay, nhưng lại bằng 1 đến 2 năm tiền lương của ban lãnh đạo ngày ấy. Cam kết bồi thường tức là chấp nhận đánh đổi tất cả tiền lương và ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình trong mấy năm. Liệu mấy ai trong chúng ta khi thực hiện kế hoạch của công ty lại dám đặt hết 100% niềm tin vào sự thành công để cam kết bằng cả trách nhiệm, lợi ích của bản thân và gia đình. 
Đó là một giai đoạn, một trạng thái cảm xúc thăng hoa trong công việc chỉ có thể lý giải bằng 2 chữ đáng tự hào “TÂM HUYẾT”.
Nếu không có “TÂM HUYẾT” của ban lãnh đạo giá trị 3.750 USD vào ngày ấy, thì chắc chắn sẽ không có Vinasoy - Nhà sản xuất sữa thực vật số 1 Việt Nam hôm nay. Cuối cùng vẫn câu nói truyền thống “25 năm của một thương hiệu, mới chỉ là sự khởi đầu”. Thương hiệu có tiếp tục vững mạnh trong 25 năm lần thứ 2, 25 năm lần thứ 3… hay không, tất cả đều phải nhờ vào “TÂM HUYẾT” của mỗi chúng ta, mỗi thành viên Vinasoy. 
                                                             Trưởng nhãn hàng – P.Marketing ngành sữa nước
                                                                                     Lê Như Ý Nguyện

z9P1Du5QfTatLArSglLCLL0gPAnbvu1lZrBE_RCWUPw3B808zIjbTXiSuSNz4FZpsbk5RTHM0ONmCsYU2Hi4EZ6DlhnhS0aNuPUQBAkBVk2DVx1quy9cu2u1GPlO6zGwYkHWeh3EVh9HAVBVjUXXoYOeKWvP90Vz0jbCBxLYIweBOiPg1uMcCuDC2DWJ2rODg4GciI62fg

Chia sẻ

Đọc thêm các câu chuyện khác!

Nếu bạn cũng có câu chuyện của riêng mình, đừng ngại ngần chia sẻ nó với chúng tôi.

MÙ CANG CHẢI TRAO YÊU THƯƠNG, NHẬN NỤ CƯỜI

Ra trường và đi làm từ khá sớm, nên đối với tôi thời gian dành cho các công việc thiện nguyện, đặc biệt là những chuyến đi trao quà cho trẻ em ở vùng cao luôn là điều khó thựchiện đối với một cô gái vốn còn nhút nhát như tôi.

CỔ TÍCH GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Tôi là một Giám sát bán hàng có hơn 12 năm gắn bó cùng Vinasoy. Trải qua những thăng trầm, có cả những biến cố khiến tôi nghĩ cuộc đời như một phép màu, Vinasoy có “ông bụt” thần kỳ mang lại phép màu và cho tôi sự tươi sáng khi nhìn cuộc đời.

CÂU CHUYỆN 4 LY RƯỢU

Một người trong số những vị khách đã đứng lên mời tôi 3 ly rượu, theo phép lịch sự tôi cũng mời lại người này 1 ly.

VĂN HOÁ KHÔNG ĐỔ LỖI

Khi có sai phạm xảy ra chúng ta không tìm người đổ lỗi, không kỷ luật hay khiển trách ai mà cùng nhau tìm nguyên nhân và giải pháp để giải quyết vấn đề.

25 NĂM HÀNH TRÌNH TÂM HUYẾT ĐỒNG LÒNG HỢP TÁC SÁNG TẠO

VINASOY: BẮC – TRUNG – NAM MỘT NHÀ

"TỰ TÌNH 84 NGÀY ĐÊM"

Cảm ơn những lúc gian khó để tôi biết quý trọng hơn sức khỏe của mình và tình cảm của mọi người san sẻ cho nhau.

LAO ĐỘNG LÀ NIỀM VUI

Mình thật sự biết ơn anh. Anh là sếp cũ của mình. Anh là NGÔ VĂN TỤ.

HOÀI NIỆM!

“Dinh dưỡng thực vật dang tay giữ, Vinasoy muôn năm vững trị bình”.

CÂU CHUYỆN: “ CHIẾN BINH GẮN KẾT – QUẢNG BÁ BÁN HÀNG THẦM LẶNG”

Tôi cảm nhận được sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi mà ban lãnh đạo công ty đã dành cho tôi. Vinasoy đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều.

CHIẾC ÁO VÀNG TỰ HÀO

Câu chuyện của tôi được kể sau đây là khoảng 10 năm về trước